Tin tức & Sự kiện
news & event
23 08 / 2014

Nghị định 52: Xử phạt các website không công bố thông tin - Hiểu để thực hiện đúng

Theo quy định của pháp luật kinh doanh (gồm nhiều luật: Luật thương mại, Luật thương mại điện tử, Luật công nghệ thông tin …vv) và đặc biệt là tại Nghị định số 52/2013 về thương mại điện tử, thì các website có tính chất thương mại nói chung được chia thành 4 loại cơ bản sau đây (nói ngắn gọn):
Thời gian vừa qua, báo đài đăng tin về việc áp dụng xử phạt các website thương mại điện tử bắt đầu từ 1/1/2014 làm nhiều người, doanh nghiệp đang sở hữu website lo lắng. Mắt Bão trong vai trò là nhà cung cấp dịch vụ domain, hosting và thiết kế website thương mại điện tử cho phần lớn cá nhân cũng như doanh nghiệp ở Việt Nam, chúng tôi đã tìm hiểu và tham vấn từ luật sư để có những hỗ trợ thông tin cho các chủ quản website, từ đó thực hiện theo đúng quy định của nhà nước.
 
Theo quy định của pháp luật kinh doanh (gồm nhiều luật: Luật thương mại, Luật thương mại điện tử, Luật công nghệ thông tin …vv) và đặc biệt là tại Nghị định số 52/2013 về thương mại điện tử, thì các website có tính chất thương mại nói chung được chia thành 4 loại cơ bản sau đây (nói ngắn gọn):
 
(1) Website thương mại điện tử: là website được thiết lập để mua bán hàng hóa hay cung ứng dịch vụ (bao gồm cả trưng bày giới thiệu hàng hóa, giao kết hợp đồng, thanh toán và dịch vụ sau bán hàng …). Đây là hình thức phổ biến nhất.
(2) Sàn giao dịch thương mại điện tử là website cho phép các thương nhân, tổ chức, cá nhân không phải chủ sở hữu website đó có thể tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên đó.
(3) Website khuyến mại trực tuyến: do một doanh nghiệp mở ra để chuyên thực hiện khuyến mại cho hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp khác.
(4) Website đấu giá trực tuyến: là website cung cấp giải pháp cho phép thương nhân, tổ chức, cá nhân không phải chủ sở hữu website có thể tổ chức đấu giá cho hàng hóa của mình trên đó.
 
Trong 4 loại website kể trên, 3 loại sau (từ 2 đến 4) nói một cách nôm na là doanh nghiệp lập ra để bán hàng hóa, dịch vụ cho doanh nghiệp khác. Giống như lập ra một cái “chợ” vậy, và doanh nghiệp là chủ chợ và cho các doanh nghiệp khác thuê sạp bán hàng.
 
Trong Nghị định 52/2013 còn quy định chi tiết về các vấn đề liên quan đến nội dung, hoạt động của các dạng website nói trên, cũng như nhiều vấn đề mang tính nguyên tắc khác trong thương mại điện tử (như: giao kết hợp đồng qua mạng, những điều cấm, vấn đề bảo mật thông tin khách hàng, giải quyết tranh chấp trong thương mại điện tử, quản lý Nhà nước về thương mại điện tử …)
 
Nghị định 52/2013 cũng quy định tùy theo loại website nào (trong số 4 loại trên), thì chủ website phải “đăng ký” hay “thông báo” với cơ quan chức năng khi triển khai hoạt động của website.
 
Tiếp đó, ngày 20-6-2013, Bộ Công thương ban hành Thông tư số 12/2013/TT-BCN, quy định về thủ tục thông báo, đăng ký và công bố thông tin liên quan đến website thương mại điện tử (có hiệu lực từ ngày 1-7-2013) – hướng dẫn thi hành Nghị định 52/2013 nói trên.
 
Theo đó, nói một cách ngắn gọn là đối với dạng website thương mại điện tử bán hàng, cung ứng dịch vụ (số 1) thì doanh nghiệp chỉ cần “thông báo”, còn 3 dạng sau (sàn giao dịch thương mại điện tử, dịch vụ khuyến mại trực tuyến và dịch vụ đấu giá trự tuyến) thì phải “đăng ký”.
 
Về thủ tục thông báo hay đăng ký trong Thông tư 12/2013 hướng dẫn khá chi tiết và có thể dễ dàng thực hiện. Cụ thể như sau:
Đăng ký: xem chi tiết tại đây (http://www.matbaomedia.com/Tin-tuc/Quang-ba-truyen-thong/Huong-dan-thuong-nhan,-to-chuc-%C4%91ang-ky-Website-cun.aspx)
Thông báo: xem chi tiết tại đây (http://www.matbaomedia.com/Tin-tuc/Quang-ba-truyen-thong/Huong-dan-thuong-nhan,-to-chuc,-ca-nhan-thong-bao.aspx)
 
Nguồn: MarCom Department, Mắt Bão Cooperation.