Tin tức & Sự kiện
news & event
23 09 / 2013

Facebook âm thầm "đọc trộm" status của bạn

Facebook đang sử dụng một phương pháp trí tuệ nhân tạo được gọi là deep learning (tự học hỏi chuyên sâu) để phân tích dữ liệu thu thập được từ 1 tỷ người dùng của mình.

Dự án này do một nhóm gồm 8 thành viên với tên gọi Al Team phụ trách. Mục tiêu của nó là tìm hiểu ý nghĩa và tầm quan trọng đằng sau những điều mà người dùng chia sẻ trên Facebook.

Facebook-doc-trom-status-(1).jpg

Nếu dự án thành công, trang mạng xã hội lớn nhất hành tinh hoàn toàn có thể dự đoán trực tuyến hành động của chúng ta, từ đó có thể chỉ ra những nội dụng có liên quan tới vấn đề chúng ta đang quan tâm. Dự án được cho là để phục vụ mục tiêu quảng cáo của Facebook.

Facebook không phải là công ty đầu tiên áp dụng deep learning. Năm 2012, Google từng sử dụng phương pháp này để xác định những chú mèo trong các video trên YouTube mà không dùng đến phần mềm cho biết sự tồn tại của chúng. Siêu máy tính Watson của IBM cũng đã sáp dụng deep learning để đánh bại con người trong game show có tên là Jeopardy - một chương trình đố vui kiến thức truyền hình tại Mỹ. Hiện tại, Watson đang phục vụ trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Google và Ray Kurzweil (một nhà phát minh và tương lai học nổi tiếng ở Mỹ) cũng đang áp dụng phương pháp này trong tìm kiếm trang web và xử lý ngôn ngữ tự nhiên.

Deep learning sử dụng một phương pháp tiếp cận nhiều lớp nhằm xâm nhập vào các dữ liệu, phân tích thông tin để xây dựng một cơ quan nhận ​​thức. Cơ quan này sau đó có thể được dùng để tìm ra các khái niệm hoặc hình dáng và âm thanh của đối tượng. Các nhà nghiên cứu trí tuệ nhân tạo tin tưởng rằng, trong tương lai deep learning sẽ có thể hiểu các thông tin theo cách tương tự bộ não con người.

Facebook-doc-trom-status-2.jpg

Hiện nay, trung bình một người dùng có khả năng thấy được 1.500 bài viết trên News Feed, nhưng Facebook lọc xuống chỉ còn từ 30 đến 60 bài. Những bài viết được lọt vào News Feed là những gì mà trang mạng xã hội lớn nhất hành tinh cho rằng đó là mục người dùng quan tâm nhất. Tuy nhiên, Facebook cho rằng hãng có thể làm tốt hơn nữa.

Lý giải điều này, ông Mike Schroepfer, giám đốc công nghệ của Facebook, phát biểu: "Các tập hợp dữ liệu đang tăng lên về kích thước, mọi người có nhiều bạn bè hơn, và với sự ra đời của smartphone, họ cũng online thường xuyên hơn". Ông Shroepfer cũng cho rằng, deep learning có thể hỗ trợ người dùng sắp xếp hình ảnh tốt hơn và thậm chí giúp họ quyết định những điều sẽ chia sẻ trên Facebook .

Nguồn: ICTNews